Để giải nén các bạn làm theo hướng dẫn sau:
Bước 1 Truy cập vào tại đây để tạo tài khoản sử dụng Excel tính kết cấu miễn phí
Bước 2 Bạn đăng nhập tài khoản và mã giải nén ở dòng cuối nhé .
Lưu ý : Sau khi tạo tại khoản các bạn đừng quên vào email mình đăng ký/ hộp thư đến/ chọn kích hoạt tài khoản mình sử dụng nhé. Và nếu các bạn nào sử dụng Zalo thì nên để chế độ nhận tin nhắn từ người lạ thì Admin mới có thể gửi thông báo cho các bạn.
KẾT CẤU XÂY DỰNG VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT
Kết cấu là tổng hợp gồm nhiều cấu kiện liên kết lại tạo thành bộ khung cho một công trình như: sàn, dầm, cột, vách, móng… Đây chính là bộ phận chịu lực chính của công trình. Thành phần của kết cấu chính là các vật liệu xây dựng như gạch đá, bê tông cốt thép, thép...
Các vấn đề về kết cấu xây dựng thường được chịu trách nhiệm chủ yếu bởi các kỹ sư xây dựng hơn là kỹ sư thiết kế.
Nhiệm vụ của kết cấu xây dựng
Kết quả cuối cùng của việc thiết kế xây dựng là các bản tính kết cấu và thuyết minh chứng tỏ hệ chịu lực đã chọn thỏa mãn các tiêu chuẩn xây dựng bắt buộc.
Yêu cầu cơ bản quan trọng nhất của kết cấu xây dựng cũng như cơ kết cấu là hệ chịu lực phải nằm trong trạng thái cân bằng ổn định. Một phần quan trọng trong kết cấu xây dựng là mô hình hóa hệ chịu lực mẫu từ công trình xây dựng phức tạp (ngôn ngữ trong ngành còn gọi là “bổ kết cấu”) làm sao để làm sao tính toán được trong giới hạn công sức hợp lý kinh tế.
Quá trình tính toán kết cấu xây dựng tiếp tục với việc xác định ngoại lực tác động. Từ đó có thể tính được các nội lực trong các cấu kiện. Lực tác động sẽ được truyền qua các cấu kiện xuống đến nền móng công trình.
Thiết kế kết cấu
Công tác thiết kế kết cấu là công việc chịu áp lực và trách nhiệm nghề nghiệp cao nhất trong tư vấn thiết kế xây dựng. Không như kiến trúc sư hay bay bổng với những ý tưởng sáng tạo của mình, kỹ sư thiết kế kết cấu phải làm việc với những con số và bảng tính rất phức tạp để cho ra những kết quả chính xác.
Thiết kế kết cấu bao gồm việc tính toán và triển khai các chi tiết và phương án của kết cấu móng, cột, dầm, sàn, cầu thang, bể nước.
Việc thay đổi các loại kết cấu hay phương án chịu lực, phương án móng sẽ ảnh hưởng lớn tới chi phí xây dựng và tiến độ thi công. Do đó, việc lựa chọn phương án thiết kế kết cấu tối ưu là yếu tố quan trọng nhất trong việc giảm giá thành xây dựng cũng như tiến độ thi công của công trình.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ít cho bạn hiểu hơn về thiết kế kết cấu là gì và tầm quan trọng của nó là như thế nào.
CẤU TRÚC VÀ CHI TIẾT CÁC BỘ PHẬN CỦA 1 NGÔI NHÀ DÂN DỤNG
Một ngôi nhà gồm nhiều bộ phận cấu tạo nên, mỗi bộ phận có một chức năng và yêu cầu kỹ thuật riêng. Các bộ phận được liên kết chặt chẽ với nhau để cấu thành một ngôi nhà hoàn chỉnh chắc chắn. Nếu chỉ một bộ phận làm sai nhiệm vụ của mình sẽ gây ra hậu quả cực kì nghiêm trọng. Trong bài viết này, Kiến trúc Làng Việt sẽ phân tích rõ ràng những bộ phận này.
1. Một ngôi nhà có cấu tạo như thế nào?
Dựa vào chức năng và nhiệm của các bộ phận, ngôi nhà được cấu tạo từ 2 nhóm chính:
Các kết cấu chịu lực: là những kết cấu sẽ gánh tất cả các loại tải trọng tác động lên nó để truyền xuống đất
- Các kết cấu chịu lực đứng: tường, cột, máng,...
- Các kết cấu chịu lực ngang: dàn, vi kèo, dầm, bản panen, tấm đan,...
Các kết cấu bao che: là những kết cấu làm nhiệm vụ phân chia nhà thành từng không gian nhỏ, bên trong cũng như bên ngoài: các vách ngăn, sàn, mái, cửa sổ, cửa đi,...
Ngoài ra, còn có những kết cấu thực hiện 2 chức năng cùng 1 lúc như: tường, sàn, mái
2. Một ngôi nhà có cấu trúc như thế nào?
Cấu trúc của một ngôi nhà gồm 3 phần cơ bản: phần móng, phần thân và phần mái. Mỗi phần được cấu tạo từ những kết cấu chịu lực và bao che riêng.
Phần móng:
Móng nhà là thành phần liên kết với nền đất chống đỡ các yếu tố của công trình và không gian bên trên. Nên người ta hay thường nói, "móng nhà chính là cơ sở, nền tảng của một ngôi nhà vững chắc". Vì thế xây dựng móng cần ổn định, bền chắc, chống ẩm, chống thấm nước và chống ăn mòn.
Móng bao gồm tường móng, trụ móng và đế móng.
Phần móng còn bao gồm các thành phần kỹ thuật như: bể nước ngầm, bể phốt, các đường ống cấp thoát nước, đôi khi có đường điện, đường điện thoại ( trong khu vực các đường kỹ thuật này đều được chôn ngầm).
Phần thân:
Phần thân gồm các bộ phận như: sàn, trụ cột, lanh tô (dầm tường), tường, cửa sổ, cửa đi, cầu thang,...
- Trụ cột: là thành phần thẳng đứng, kết cấu chịu lực, là các gối tựa ở những nơi đòi hỏi truyền trực tiếp tải trọng thẳng đứng xuống móng. Trụ cột cũng không kém phần quan trọng, được ví như người chủ chốt, người gánh vác cả nhà, cả gia đình, "cha là trụ cột của gia đình"
- Dầm: là thành phần nằm ngang, có công năng chống đỡ lực tác động thẳng góc theo chiều dài của dầm. Dầm là cấu kiện vượt qua không gian giữa các cột. Cột và dầm hình thành nên hệ kết cấu khung và liên kết các cột lặp đi lặp lại trong không gian
- Tường: là thành phần cấu tạo chính tạo ra không gian trên mặt đất. Nhờ có tường mà chúng ta có thể phân biệt không gian giữa bên trong và bên ngoài căn nhà, giữa phòng này và phòng khác. Tường đỡ những tấm sàn, mái che và truyền xuống móng trọng lượng của bản thân chúng và những cấu kiện khác.
Theo vị trí, tường được chia ra:
+ Tường bao: giúp che kín ngôi nhà, bảo vệ bên trong bởi thời tiết
+ Tường ngăn: giúp ngăn cách giữa các phòng
Theo chức năng mà tường được chia ra:
+ Tường chịu lực: Tường chịu lực tác dụng từ trên xuống dưới. Tường ngăn thường hỗ trợ tường chịu lực để tăng tính ổn định.
+ Tường không chịu lực: Tường chỉ chịu tải trọng bản thân nó và không liên kết với kết cấu khung để trở thành hệ thống chịu tải. Chúng tự do bố trí thay đổi để phù hợp với ý thích hoàn cảnh.
- Sàn: là tấm bê tông cốt thép đặt nằm ngang và phẳng có nhiệm vụ phân cách giữa các tầng và lớp đỡ lát. Sàn tựa trên tường chịu lực và trên các dầm của khung chịu lực .
- Cầu thang: là bộ phận dùng để đi lại giữa các tầng trong nhà, cầu thang ngoài giữa sân với trong nhà.
Phần mái:
Mái nhà là bộ phận ở trên cùng của ngôi nhà, làm nhiệm vụ che chở cho ngôi nhà khỏi bị ảnh hưởng của nắng, mưa và điều kiện tự nhiên bên ngoài nói chung.
Mái che cũng được chia ra thành 2 bộ phận chính:
- Các cấu tạo chịu lực: gồm vỉ kèo, dầm, dàn, vỏ,....
- Các bộ phận lợp: gồm giá đỡ như cầu phong, litô trong mái ngói và các vật liệu không thấm nước khác như ngói, tấm fibro xi măng, tôn lượn sóng, giấy dầu, bêtong chống thấm,..
Phần mái che đưa ra trước ngôi nhà để không cho nước mưa rơi từ trên mái xuống. Nước mưa tập trung vào hệ thống máng tôn, sau đó chảy vào ống đứng và đổ vào hệ thống thoát nước.
Cửa trời hay còn gọi là giếng trời dùng để chiếu sáng phần tầng áp mái.
Trên đây là những kiến thức về cấu trúc và chi tiết cơ bản nhất của một ngôi nhà dân dụng. Mong rằng với những kiến thức này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về xây dựng nhà ở và tích lũy được kinh nghiệm khi tiến hành xây dựng ngôi nhà của mình.